Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM
Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử thị xã Mường Lay

Nghệ thuật Xòe Thái của tỉnh Điện Biên có nhiều\r\nđiệu Xòe, tiêu biểu phải kể đến Xòe vòng, Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, \r\nXòe sạp, Xòe nhạc, Xòe chai. Trong đó Xòe vòng là điệu Xòe mang ý nghĩa truyền\r\nthống và phổ biến nhất của người Thái đồng thời là điệu Xòe không hạn chế về số\r\nngười tham gia, động tác đơn giản nhịp nhàng, múa mà không cần có đạo cụ, chỉ\r\nlà cái nắm tay và chân bước theo nhịp. Còn lại những điệu Xòe khăn, Xòe nón,\r\nXòe quạt, Xòe sạp, Xòe nhạc, Xòe chai là những điệu Xòe mang tính chất biểu diễn,\r\nbắt buộc phải có nhạc cụ, đạo cụ, có đội hình, có biên đạo và thường được sử\r\ndụng nhiều trên sân khấu.

Sự tồn tại và phát triển\r\ncủa Nghệ thuật Xòe Thái đến nay là nhờ những\r\nchính sách quan tâm của Đảng, nhà nước đối với văn hóa các dân tộc, một phần\r\nphải kể đến ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc phát huy giá trị\r\ndi sản văn hóa phi vật thể, coi đó là tài sản vô giá cần được gìn giữ và bảo vệ.\r\nXòe Thái được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng\r\nbào các dân tộc, được coi đó là sân chơi cho người dân  giải trí sau những\r\nngày lao động vất vả, đồng thời được coi là phương tiện giao tiếp để kết nối\r\nmọi người xích lại gần nhau. Đây cũng là nét đẹp văn\r\nhóa được nhân dân các dân tộc gửi gắm tâm tư tình cảm và lấy làm hãnh diện, tự\r\nhào về văn hóa truyền thống mà cha ông đã gây dựng và trao truyền. Không những\r\nthế, Xòe Thái còn là nơi khởi nguồn cho tình yêu đôi lứa, những đôi trai gái có\r\nthể tìm hiểu và gửi gắm tâm tình, trải lòng qua ánh mắt nụ cười, cùng nắm tay\r\nnhau để xòe, sau đó là kết tình hạnh phúc. Nghệ thuật Xòe Thái còn mang đậm\r\ntính dân tộc sâu sắc bởi đã khẳng định được bản sắc riêng có không lẫn với dân\r\ntộc nào đồng thời có tính lan tỏa rất lớn bởi đã trở thành sản phẩm nghệ thuật\r\nchung của toàn xã hội.

Di sản Nghệ thuật Xòe là tài sản vô giá của đồng\r\nbào dân tộc Thái, là sợi dây gắn kết cộng đồng, là cốt lõi của bản sắc dân tộc\r\nvà là cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Ngày nay Nghệ thuật Xòe còn\r\ngóp phần phát triển kinh tế của địa phương thông qua các dịch vụ du lịch cộng\r\nđồng phục vụ khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.

Hiện nay, trong  xu\r\nthế hội nhập của đất nước có sự giao thoa, ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài nên\r\nNghệ thuật Xòe truyền thống của dân tộc Thái đang có nguy cơ bị mai một. Bên\r\ncạnh những điệu xòe truyền thống diễn ra trong sinh hoạt cộng đồng đã xuất hiện\r\nvà đan xen những điệu nhảy và âm nhạc hiện đại, ít nhiều đã phá vỡ tính nguyên\r\nbản của Nghệ thuật Xòe truyền thống. Cùng với nó là sự biến đổi về âm nhạc,\r\nnhiều nơi đã thay thế nhạc truyền thống bằng âm nhạc hiện đại. Thế hệ trẻ khi\r\nxòe thấy rất rõ không thể hiện được động tác nhịp nhàng, tinh tế như những\r\nngười cao tuổi. Có nhiều điệu Xòe đến nay chỉ còn đọng lại trong trí nhớ của\r\nmột số người đam mê, am hiểu về múa và những người cao tuổi, còn lại không được\r\nthực hành rộng rãi.

Để Nghệ thuật Xòe Thái tiếp tục được duy trì và\r\nphát triển cần phải có những giải pháp để bảo vệ, đó là:

Nghệ thuật Xòe Thái có ý nghĩa rất lớn trong đời\r\nsống tinh thần của dân tộc Thái nói riêng và đồng bào các dân tộc nói chung, đã\r\nvà đang được các cấp, các ngành quan tâm và bảo vệ, tiếp tục duy trì Nghệ thuật\r\nXòe Thái diễn ra theo truyền thống. Xòe Thái cần tiếp tục, thường xuyên được\r\nđưa vào thực hành trong các sự kiện văn hóa, xã hội của địa phương để thu hút\r\nđông đảo cán bộ, nhân dân và du khách cùng tham gia.

Trong những năm qua bằng chương trình đầu tư từ\r\ntổ chức chính phủ và phi chính phủ (đó là chương trình mục tiêu quốc gia và Quỹ\r\nĐan Mạch tài trợ) đã có nhiều dự án về bảo tồn dân ca, dân vũ và truyền dạy\r\nnhạc cụ dân tộc. Đây được coi là một trong những động lực quan trọng góp phần\r\nbảo tồn nghệ thuật múa dân gian cũng như những loại nhạc cụ được sử dụng để tôn\r\nlên cái hay, cái đẹp của múa dân gian nói chung và Nghệ thuật Xòe Thái nói riêng.

Đến nay, tỉnh đã thành lập được 1.100  đội\r\nvăn nghệ thuộc các bản, trong đó phần lớn là các đội văn nghệ thuộc bản dân tộc\r\nThái được coi là hạt nhân để duy trì và phát triển Nghệ thuật Xòe, đặc biệt là\r\ncác bản văn hóa du lịch đã góp phần bảo vệ và phát triển Nghệ thuật Xòe bởi\r\nkhông chỉ những người dân bản địa mà còn cả những du khách khi tới đây cũng đều\r\nmuốn tham gia và thưởng thức các điệu Xòe. Bản thân mỗi thành viên trong đội\r\nvăn nghệ đã có ý thức, trách nhiệm cùng với sự đam mê về giá trị thẩm mỹ của\r\nloại hình nghệ thuật mà cha ông để lại nên họ sẽ tiếp tục giới thiệu nét đẹp\r\nvăn hóa ấy tới nhiều du khách trong và ngoài nước. Để tạo điều kiện thuận lợi\r\ncho sinh hoạt của các đội văn nghệ, hàng năm bằng nguồn vốn từ chương trình mục\r\ntiêu quốc gia ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đầu tư hỗ trợ cho nhà văn\r\nhóa bản tăng âm, loa đài, trống...Điều đó đã đem lại niềm vui cho dân bản, để\r\nrồi mỗi dịp vui hay những ngày lễ tết, người dân lại sum vầy tại nhà văn hóa\r\ncùng ca hát, nhảy múa và nối vòng tay lớn thiết lập vòng xòe.

Hiện nay việc tiếp thu, kế thừa Nghệ thuật Xòe\r\nThái đối với thế hệ trẻ có nhiều hạn chế. Tuy nhiên những năm gần đây Chương\r\ntrình phối hợp giữa các ngành triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng\r\ntrường học thân thiện học sinh tích cực” đã lồng ghép chương trình nghệ thuật\r\ntrình diễn dân gian, trong đó có Nghệ thuật Xòe vào các chương trình ngoại\r\nkhóa. Điều này rất có giá trị trong việc bảo tồn Nghệ thuật Xòe, vì thế các\r\nngành cần tiếp tục thực hiện tốt Chương trình phối hợp này.

Điện Biên là tỉnh biên giới tiếp giáp với hai\r\nnước Trung Quốc và Lào nên thường xuyên có những dịp biểu diễn nghệ thuật, giao\r\nlưu văn hóa với các các Đoàn tỉnh bạn. Qua đó  Nghệ thuật Xòe Thái với\r\nnhiều điệu xòe được trực tiếp giới thiệu rộng rãi tới các tỉnh bạn nước ngoài,\r\nđặc biệt là điệu Xòe vòng mang ý  nghĩa truyền thống và phổ biến nhất đối\r\nvới người Thái và là biểu tượng của tình đoàn kết bao giờ cũng được sử dụng để\r\nkết thúc trong các chương trình giao lưu với các Đoàn nước ngoài. Mọi người\r\ncùng nắm tay và đưa bước chân xòe. Cái nắm tay ấy không chỉ để chào thân ái sau\r\nmỗi lần giao lưu gặp gỡ mà còn mở ra tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác và phát\r\ntriển giữa các nước trên con đường hội nhập.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị\r\nquyết số 09/NQ/TU ngày 20/12/2012 về chương trình bảo tồn và phát triển văn hóa\r\ncác dân tộc tỉnh Điện Biên, gắn với phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015,\r\nđịnh hướng đến 2020 với nhiệm vụ chủ yếu là bảo tồn văn hóa các dân tộc; đầu\r\ntư  phát triển, nâng cao giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, phát huy vai\r\ntrò các nhân tố xã hội tham gia bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc. Ủy ban\r\nnhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 12/6/2013 về\r\nviệc phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển\r\nvăn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã\r\nhội,  đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Do vậy, trong thời gian tới\r\ntỉnh Điện Biên sẽ tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc\r\nvà trong đó Nghệ thuật Xòe Thái cũng là một trong những nhân tố tạo nên bản sắc\r\nvăn hóa các dân tộc cần được bảo tồn./.

                                                                                     Theo Svhttdldienbien.gov.vn

\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
Thư viện nhạc
 Liên kết website
Thống kê truy cập
Thống kê: 969.510
Online: 36