Nhằm\r\n mục tiêu ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới \r\nhạn của đường bộ, góp phần bảo vệ và duy trì tuổi thọ của công trình \r\nđường bộ; thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động vận tải, ngăn chặn \r\ntình trạng cạnh tranh không lành mạnh về giá cước vận tải; hạn chế xảy \r\nra tai nạn giao thông trên đường bộ, ngày 30/9/2016, Thủ tướng Chính \r\nphủ đã ký Quyết định số 1885/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể trạm \r\nkiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Theo\r\n Quy hoạch, Thủ tướng khẳng định sẽ đầu tư xây dựng 50 trạm kiểm tra tải\r\n trọng xe cố định, bao gồm 26 trạm kết hợp cùng các trạm thu phí, 24 \r\ntrạm xây dựng độc lập; trong đó, 28 trạm được đầu tư xây dựng trong giai\r\n đoạn đến năm 2020 và 22 trạm trong giai đoạn sau năm 2020 đến năm 2030.\r\n Đối với các tuyến đường cao tốc, tuyến đường bộ xây dựng mới, nâng cấp \r\ncải tạo, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải căn cứ điều kiện thực \r\ntế quyết định đầu tư và vị trí lắp đặt các thiết bị cân kiểm tra tải \r\ntrọng xe; trường hợp cần xây dựng trạm kiểm tra tải trọng xe cố định, \r\nbáo cáo Thủ tướng bổ sung vào Quy hoạch trong giai đoạn lập dự án đầu tư\r\n của dự án đường bộ.|
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định về\r\n nguyên tắc lựa chọn vị trí đặt trạm kiểm tra tải trọng xe, theo đó, \r\ntrạm phải được bố trí trên các tuyến đường bộ trọng điểm, các hành lang \r\nvận tải đường bộ chính. Vị trí đặt trạm phải kiểm soát tối đa được các \r\nphương tiện lưu thông trên đường bộ; hạn chế tối đa hiện tượng xe quá \r\ntải đi vòng đường khác để trốn, tránh việc kiểm tra, kiểm soát; hạn chế \r\nđược tối đa các tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực khai thác của \r\nđường bộ. Đặc biệt, hạn chế việc lắp đặt trạm kiểm tra tải trọng xe \r\ntrong phạm vi khu vực nội thành, nội thị và các đô thị để chống ùn tắc./.