Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM
Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử thị xã Mường Lay

Câu chuyện “giải cứu” đàn heo hiện nay chính là giọt nước tràn ly của tình trạng sản xuất nông nghiệp bấp bênh

\r\n\r\n

Từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng nông sản ùn ứ đầu ra, rớt\r\ngiá thảm hại, buộc xã hội phải chung tay “giải cứu”. Câu chuyện “giải cứu” đàn\r\nheo hiện nay chính là giọt nước tràn ly của tình trạng sản xuất nông nghiệp bấp\r\nbênh.

\r\n\r\n

Cuối tháng 2 vừa qua, nông dân ở Đồng Nai điêu đứng vì\r\nthương lái Trung Quốc ép giá chuối. Nhiều vườn không có thương lái đến mua,\r\nnông dân đành để chuối chín hư, làm thức ăn cho bò, dê… Bước sang tháng 3, điệp\r\nkhúc “được mùa mất giá” lại tái diễn với hàng trăm hécta dưa hấu ở các huyện\r\nBình Sơn, Sơn Tịnh, Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), và sang tháng 4, tháng 5 là đàn\r\nheo khắp cả nước rơi vào tình trạng cung vượt cầu. Trước đó không xa, là hành\r\ntím ở Sóc Trăng, ổi ở ĐBSCL và hàng chục mặt hàng nông sản khác trong tình\r\ntrạng thừa mứa, bán không ai mua, buộc các tổ chức xã hội, chính quyền, và cả…\r\nChính phủ phải vào cuộc tìm biện pháp tháo gỡ.

\r\n\r\n

Câu hỏi đặt ra là, vì sao một nền nông nghiệp sản xuất hàng\r\nhóa như nước ta lại thường xuyên va vấp những bài thi thị trường mà kết quả bao\r\ngiờ điểm cũng kém, trong khi chúng ta có đầy đủ các bộ phận chuyên môn, hiệp\r\nhội ngành nghề và các cơ quan từ trung ương đến địa phương?

\r\n\r\n

Sản xuất theo tín hiệu thị trường, sản xuất theo hợp đồng\r\nhay “liên kết 4 nhà” là những “bài tủ” đã được chỉ ra lâu nay nhưng với những\r\ngì đang diễn ra trên thị trường nông sản, thì có vẻ nông dân hay chủ các trang\r\ntrại chưa bao giờ thuộc bài, chứ đừng nói “trúng tủ”. Câu chuyện “giải cứu” các\r\nmặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị ách tắc, giá rẻ như bèo\r\nngay trên đồng ruộng đã không còn là chuyện lạ trong những năm gần đây. Ngay cả\r\nvới gạo, mặt hàng nông sản chiến lược, thì hàng năm, Chính phủ cũng phải bỏ\r\ntiền mua tạm trữ hàng triệu tấn nhằm giữ giá giúp nông dân có được chút lãi.\r\nViệc trồng cây gì, nuôi con gì đã từng được đặt ra với không ít bài học kinh\r\nnghiệm, nhưng vì sao vẫn tái diễn?

\r\n\r\n

Theo ngành nông nghiệp và công thương, mặc dù một số nơi\r\nnông dân đã liên kết với doanh nghiệp lớn sản xuất theo quy trình và yêu cầu\r\ncủa nhà nhập khẩu, song hầu hết vẫn “tự bơi” theo thị trường mà không nắm bắt\r\nđược thông tin, dự báo của các cơ quan có trách nhiệm. Đáng nói hơn, trong khi\r\nnhiều loại nông sản này rớt giá, ế ẩm thì cũng chính các mặt hàng hành tím,\r\nchuối ngoại nhập vào Việt Nam, hay được trồng theo quy trình công nghệ cao, bảo\r\nđảm an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn được bán với giá rất cao và được thị trường\r\nchấp nhận. Nhiều chuyên gia cho rằng, đó là hệ quả của một nền nông nghiệp\r\nthiếu chiến lược, thiếu tổ chức sản xuất bài bản, chuyên nghiệp.

\r\n\r\n

Các giải pháp được đưa ra vẫn chỉ mang tính tạm thời, trong\r\nkhi hướng lâu dài thì bộc lộ quá nhiều bất cập. Vấn đề bất cập nhất là chúng ta\r\nđợi “đụng chuyện” mới nghĩ ra giải pháp, mà không chủ động trước, chỉ theo đuôi\r\ncác sự kiện và đi khắc phục hậu quả. Đây là cách làm theo lối “tiểu nông”\r\ntruyền thống, trong khi cơ chế thị trường đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi\r\nhỏi phải nắm bắt quy luật cung cầu. Việc kêu gọi giải cứu thịt heo là một nỗ\r\nlực, một nghĩa cử đáng trân trọng của cộng đồng, nhưng khi chúng ta tập trung\r\nvào thịt heo, vậy còn những mặt hàng khác sẽ ra sao, rõ ràng là không ổn và đây\r\ncũng không phải là giải pháp căn cơ.

\r\n\r\n

Một chuyên gia kinh tế ở ĐBSCL nêu ý kiến: Ngay bây giờ,\r\nngành chức năng phải có sự sắp xếp lại và chủ động, không chạy theo đuôi các sự\r\nviệc nữa, chúng ta phải vận hành theo cơ chế thị trường với “quy luật ngàn đời”\r\nlà mối quan hệ cung cầu, quy luật giá trị. Sự can thiệp của nhà nước là cần\r\nthiết nhưng không phải can thiệp hành chính, hoặc bằng những giải pháp “tình\r\ncảm” (tất nhiên vẫn có những tác động nhất định). Về lâu dài phải điều tiết từ\r\nchính sách, từ quy hoạch, cơ chế cho việc vận hành. “Một con heo xuất chuồng\r\nphải có quá trình, sao việc đó lại không được tính ngay từ đầu?”, vị chuyên gia\r\nnày đặt câu hỏi.

\r\n\r\n

Chúng ta đều biết rằng, việc “giải cứu” tìm đầu ra cho nông\r\nsản ế chỉ là giải pháp trước mắt, cần có những giải pháp lâu dài, bền vững ổn\r\nđịnh thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản. Các chuyên gia cho rằng,\r\nphải thay đổi quy trình sản xuất nông nghiệp từ khâu dự báo thị trường, quy\r\nhoạch đến sản xuất mới giải quyết được tình trạng dư thừa nông sản; phải tổ\r\nchức phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp tại các\r\nvùng nguyên liệu được quy hoạch. Liên kết được các hộ nông dân, trang trại nhỏ\r\nlẻ thành hợp tác xã mới giải quyết được bài toán sản xuất manh mún, mới có thể\r\nđưa công nghệ sản xuất hiện đại, ký kết hợp tác với doanh nghiệp chế biến, nhà\r\nbán lẻ, nhà xuất khẩu. Các chuyên gia khác cũng cho rằng, trách nhiệm của cơ\r\nquan quản lý chính là cảnh báo thông tin thị trường kịp thời cho người dân, đơn\r\ncử như khi thị trường Trung Quốc siết cửa biên giới hay nước này dư thừa nguồn\r\ncung, có thêm nguồn hàng giá rẻ, chất lượng hơn từ nước khác cung cấp thì các\r\nbộ, ngành phải nắm bắt thông tin sớm, thông tin ngay cho các địa phương để nông\r\ndân nắm thông tin, tự điều tiết sản xuất. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường\r\nhỗ trợ cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, chất\r\nlượng, hạ giá thành và chế biến sâu các sản phẩm nông sản, chăn nuôi để tăng\r\nsức mua trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Có như vậy, chúng ta mới\r\nvượt qua được tình cảnh “chung tay giải cứu nông sản” như thời gian vừa qua./.

\r\n\r\n

Theo sggp.org.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
Thư viện nhạc
 Liên kết website
Thống kê truy cập
Thống kê: 1.112.326
Online: 43