Đây là nội dung tại Nghị định số 25/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 29/3/2013 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Theo đó, ngoài 04 đối tượng không chịu phí theo quy định trước đây\r\nnhư: Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản\r\nxuất, chế biến mà không thải ra môi trường; nước biển dùng vào sản xuất muối xả\r\nra; nước thải sinh sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực\r\nhiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội; nước\r\nthải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa\r\ncó hệ thống cấp nước sạch, thì Nghị định này còn quy định thêm 02 đối tượng\r\nkhác, gồm: Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất\r\ngây ô nhiễm, có đường thoát riêng; nước mưa tự nhiên chảy tràn.
Ngoài ra, Nghị định cũng chỉ rõ: Sau khi trừ đi phần chi phí cho\r\nviệc thu phí, đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải… thì đơn vị thu phí có\r\ntrách nhiệm nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bổ\r\nsung môi trường, bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của địa\r\nphương... Trong khi đó, trước đây, Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối\r\nvới nước thải thu được (sau khi trừ đi các chi phí theo quy định) thì Ngân sách\r\ntrung ương được hưởng 50% và ngân sách địa phương hưởng 50%.
\r\n\r\n
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013 và thay\r\nthế Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày\r\n08/01/2007 và Nghị định số 26/2010/NĐ-CP ngày 22/03/2010./.
T_2H