Nhằm\r\n cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn \r\nchặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao \r\nđộng, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia…, ngày \r\n05/01/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 05/QĐ-TTg phê duyệt \r\nChương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020
Chương\r\n trình được thực hiện trên toàn quốc, từ năm 2016 đến năm 2020 với một \r\nsố nội dung chính về nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về \r\nan toàn vệ sinh, lao động; nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc \r\nsức khỏe người lao động tại nơi làm việc; tuyên truyền, giáo dục, huấn \r\nluyện, tư vấn về an toàn vệ sinh lao động. Cụ thể như: Triển khai các \r\nbiện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các doanh \r\nnghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp; \r\nTriển khai huấn luyện, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động; Tư vấn,\r\n hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho người sử dụng lao động\r\n và người lao động thuộc mục tiêu của Chương trình; Triển khai áp dụng \r\ncác hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong \r\ncác doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy \r\ncơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Dự kiến, đến năm \r\n2020, trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các \r\nbệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70%\r\n doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh \r\nnghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động; trung bình hàng năm\r\n giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người; trên 80% số người thuộc \r\nlực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về \r\nsơ cứu, cấp cứu; 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, \r\nbệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy \r\nđịnh của pháp luật…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký/.