Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM
Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử tổng hợp Phường Mường Lay

Sau khi Nhà máy Thủy điện Sơn La đóng đập tích nước,\r\nkhung cảnh thị xã Mường Lay trở nên thơ mộng với những dãy nhà sàn san sát bên\r\nmặt hồ phẳng lặng. Ðiều này đã tạo nên tiềm năng phát triển du lịch cho thị xã\r\nMường Lay. Những năm gần đây, người dân thị xã đã tận dụng lợi thế “trên bến dưới\r\nthuyền” để phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, khai phá tiềm\r\nnăng du lịch ở Mường Lay.

Ông Quàng\r\nVăn Sinh, Phó phòng phụ trách Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Mường Lay cho\r\nbiết: Ðược đánh giá có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng\r\nsong du lịch Mường Lay đang ở trạng thái “tiềm năng có nhưng khó trăm bề”. Bởi\r\nvì, hiện nay, hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ở Mường Lay như: các\r\nbến thuyền, địa điểm vui chơi, dịch vụ để thu hút, níu chân du khách chưa được\r\nđầu tư xứng tầm. Khi chưa có sản phẩm du lịch thì công tác giới thiệu, quảng bá\r\nhình ảnh cũng chưa thể triển khai đồng bộ. Do đó, lượng du khách biết và đến\r\nthị xã Mường Lay rất ít. Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động phát triển du lịch\r\nđáng kể nhất ở thị xã Mường Lay là phục dựng thành công lễ hội đua thuyền đuôi\r\nén. Ngoài ra, các hoạt động khác hiệu quả không cao, chưa đủ sức kéo du khách\r\nđến với thị xã.

\r\n\r\n

Có thể\r\nnói, việc phục dựng thành công và duy trì lễ hội đua thuyền đuôi én đã góp phần\r\nquan trọng trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh thị xã nhỏ nhất cả nước đến\r\nvới khách du lịch. Hàng năm, vào dịp Tết dương lịch, có hàng nghìn lượt du\r\nkhách, người dân đổ về trung tâm thị xã Mường Lay để xem lễ hội đua thuyền và\r\ngiao lưu các trò chơi dân gian. Ðã có nhiều lượt khách, đoàn khách lần đầu đến\r\nvới Mường Lay chỉ đơn thuần là xem lễ hội đua thuyền rồi nhận ra một địa bàn có\r\nnhiều cảnh đẹp thơ mộng, nguyên sơ. Sau đó, họ quay lại để khám phá cảnh quan\r\nsinh thái; phong tục và văn hóa của người dân tộc Thái trắng nơi đây. Cũng từ\r\nđó, dịch vụ du lịch cộng đồng, sinh thái ở các bản văn hóa trên địa bàn bắt đầu\r\nhình thành và phát triển. Phường Na Lay, Sông Ðà và xã Lay Nưa đã lựa chọn các\r\nbản văn hóa; những gia đình có điều kiện, khả năng để làm dịch vụ du lịch cộng\r\nđồng, sinh thái. Lượng khách du lịch chủ yếu từ tháng 11 năm trước đến tháng 2\r\nnăm sau, khi mực nước lòng hồ ổn định. Du khách đến với Mường Lay sẽ được lưu\r\ntrú tại các bản văn hóa, trải nghiệm phong tục tập quán, văn hóa - văn nghệ và\r\ntham gia một số hoạt động cùng dân tộc Thái trắng. Du khách có thể du ngoạn\r\nlòng hồ, trải nghiệm cùng người dân đi thả lưới lúc hoàng hôn, thu lưới bắt\r\ntôm, cá lúc rạng sáng trên lòng hồ. Dọc theo lòng hồ, du khách sẽ được nghe\r\nnhững câu chuyện về Nhà tù Lai Châu do thực dân Pháp xây dựng, Dinh thự của\r\n“Vua Thái” Ðèo Văn Long... Ðến đây, du khách sẽ được nghe kể về sự tích cầu Hang\r\nTôm - từng là cây cầu dây văng lớn nhất Ðông Dương; sau khi hoàn thành sứ mệnh\r\nlịch sử dài 40 năm đã chìm sâu dưới dòng Ðà giang khi Nhà máy Thủy điện Sơn La\r\nđóng đập tích nước. Xa hơn nữa về hướng huyện Tủa Chùa, hàng loạt hang động với\r\nnhững nhũ đá nghìn năm tuổi và các vách đá dựng đứng 2 bờ đang chờ du khách\r\nkhám phá…

\r\n\r\n

Tháng 12,\r\nkhi kết thúc công việc đồng áng, gia đình ông Ðiêu Văn Vấn (bản Na Nát, phường\r\nNa Lay) lại tất bật dọn dẹp nhà cửa; giặt giũ, phơi phóng chăn, đệm để chuẩn bị\r\nđón tiếp, phục vụ khách du lịch. Ông Ðiêu Văn Vấn cho biết: Từ năm 2015 đến\r\nnay, khi thị xã Mường Lay khôi phục lễ hội đua thuyền đuôi én, khách du lịch\r\nđến với thị xã đông hơn. Ngoài tham gia lễ hội, nhiều đoàn khách có nhu cầu tìm\r\nhiểu, khám phá phong cảnh, cuộc sống của dân tộc Thái trắng Mường Lay. Nhờ vậy,\r\ncác dịch vụ du lịch cộng đồng, sinh thái ở Mường Lay được hình thành và phát\r\ntriển. Hiện nay, 3/3 phường, xã trên địa bàn thị xã đều có các bản văn hóa phục\r\nvụ khách du lịch. Phường Na Lay có 3 bản: Na Nát, Nậm Cản và Quan Chiêng, mỗi\r\nbản chọn ra 8 - 10 hộ có vị trí thuận lợi, đủ điều kiện để làm dịch vụ du lịch.\r\nNgười dân tự bỏ tiền đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ khách. Mùa du lịch ở Na\r\nLay bắt đầu tư tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Du khách sẽ lưu trú tại bản, trải nghiệm\r\ncác hoạt tại làng nghề thủ công mây tre đan, sản xuất bánh khẩu xén, thưởng\r\nthức các món ăn dân tộc và những điệu múa, bài hát truyền thống của người Thái\r\ntrắng. Nếu khách có nhu cầu tham quan lòng hồ thì bản sẽ liên hệ thuyền chở\r\nkhách đi. Với dịch vụ này, thuyền của người dân trên địa bàn chưa đảm bảo quy\r\nđịnh về chở khách.

\r\n\r\n

Hiện nay,\r\ntoàn thị xã chỉ có duy nhất thuyền của ông Lù Văn Túng, phường Sông Ðà cơ bản\r\nđáp ứng được các yêu cầu về thuyền chở khách. Ông Túng cho biết: Từ tháng 12,\r\nlượng khách du lịch đến Mường Lay nhiều hơn nên nhu cầu đi thuyền tham quan\r\nlòng hồ cũng tăng. Gia đình tôi có 1 chiếc thuyền 40 chỗ ngồi, các bản văn hóa\r\nthường hay liên hệ chở khách du lịch. Tháng cao điểm, tôi chở khoảng 10 chuyến\r\ntham quan xung quanh thị xã và 2 - 3 chuyến đến các huyện, tỉnh lân cận. Thu\r\nnhập từ dịch vụ chở khách khoảng 15 - 20 triệu đồng/năm.

\r\n\r\n

Mường Lay\r\ncó tiềm năng về du lịch cộng đồng, du lịch sông nước. Vấn đề đặt ra là làm thế\r\nnào khai thác hiệu quả tiềm năng đang là bài toán khó. Năm 2017, ngành Du lịch\r\ntỉnh đã phối hợp với các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu tổ chức khảo sát, xây\r\ndựng tuyến du lịch đường thủy trên sông Ðà dọc theo các thủy điện với mục đích\r\nxây dựng một tuyến du lịch trên vòng cung Tây Bắc. Ngoài ra, thị xã Mường Lay\r\nđang kiến nghị với tỉnh, Trung ương xin chủ trương xây dựng Khu Tâm linh Ðồi\r\nCao và khôi phục khu nghỉ mát Pú Vạp; khai thác, quảng bá hang động bản Bắc… để\r\nthu hút khách du lịch./.

Theo baodienbienphu.com.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
Thư viện nhạc
 Liên kết website
Thống kê truy cập
Thống kê: 1.320.024
Online: 19