Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM
Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử thị xã Mường Lay

Nghề đan cót nơi đây có từ bao giờ không ai nhớ, chỉ biết rằng nó đã cứu cánh cho người dân tổ HTX Quang Vinh, tổ 6 Nam Đồi Cao, Phường Sông Đà, Thị Xã Mường Lay qua bao mùa mưa lũ, và trở thành một nghề phụ quan trọng

Tạo nguồn thu nhập ổn định

Vượt qua những đoạn đường mịt mù đất bụi của khu tái định cư T.X Mường Lay, chúng tôi tìm đến tổ HTX đan cót Quang Vinh. Lúc này đã xế chiều nhưng không khí lao động nơi đây vẫn khá tấp nập. Từ người già đến trẻ nhỏ, ai ai cũng đan cót. Người thì trẻ nan, vào nan, người đan cót, ngâm tre, nứa... nhà nào cũng bộn bề hàng đan, từ nguyên liệu đến sản phẩm. Hai bên lề đường, những thanh nứa, thanh tre được chẻ mỏng phơi có hàng có lối, làm nguyên liệu đan cót. Anh Phan Văn Đức, cán bộ phòng Kinh tế thị xã Mường Lay dẫn chúng tôi đến các hộ gia đình và một đại lý mua cót. Chúng tôi ghé thăm gia đình anh Lò Văn Huynh một xã viên của tổ HTX Quang Vinh, làm nghề đan cót hơn 10 năm nay. Anh kể: \\"Gia đình có 8 người, đều là nông dân, nếu chỉ trông vào mấy sào lúa thì không đủ ăn. Nhờ có thu nhập từ nghề đan cót các con tôi được đi học, kinh tế gia đình cũng khá giả hơn. Mỗi ngày tôi đan được 2 - 3 tấm, mỗi tấm trừ chi phí thu lãi được 40 nghìn đồng. Những ngày thứ bẩy, chủ nhật cả nhà tập trung đan được hơn chục tấm\\". Trò chuyện với chúng tôi anh Huynh vẫn thoăn thoắt \\"long mốt, long đôi\\" trên lá cót. \\"Nghề này đơn giản chỉ cần con dao, cây tre, cây nứa là có thể hành nghề. Người giỏi trẻ nan, đan cót một ngày kiếm hơn trăm nghìn đồng đấy\\" nghe những lời tâm sự của anh, tôi cũng hiểu được phần nào vì sao nghề đan cót đã gắn bó với bà con nơi đây không thể thiếu.\r\n


Đến với tổ HTX Quang Vinh đan cót, cái tên được nhắc đến nhiều nhất đó là anh Đỗ Văn Vinh tổ trưởng tổ HTX Quang Vinh và là đại lý thu mua cót. \\"Trước đây, bà con bị các lái buôn ép giá, làm cho giá cót rẻ đi rất nhiều, thương bà con tôi tìm mối tiêu thụ và đứng ra nhận thu mua cót cho bà con với hợp lý. Chỉ cần bà con hăng hái sản xuất, có bao nhiêu cũng tiêu thụ hết\\" anh Vinh tâm sự. Để tăng thêm thu nhập cho bà con và tận dụng nguồn nguyên liệu cây giang sẵn có tại địa phương anh còn hướng dẫn bà con kỹ thuật làm tăm theo phương pháp bán công nghiệp. Phần sơ chế thô thì anh dùng máy công nghiệp, còn công đoạn tuốt anh giao cho bà con làm. Ngồi chơi cũng tuốt được ý mà, mỗi kg lại có thêm 100 nghìn, mỗi tháng cả đan cót và làm tăm mỗi hộ gia đình thu nhập từ 2-3 triệu đồng anh Vinh cho biết thêm.
Vượt qua những đoạn đường mịt mù đất bụi của khu tái định cư T.X Mường Lay, chúng tôi tìm đến tổ HTX đan cót Quang Vinh. Lúc này đã xế chiều nhưng không khí lao động nơi đây vẫn khá tấp nập. Từ người già đến trẻ nhỏ, ai ai cũng đan cót. Người thì trẻ nan, vào nan, người đan cót, ngâm tre, nứa... nhà nào cũng bộn bề hàng đan, từ nguyên liệu đến sản phẩm. Hai bên lề đường, những thanh nứa, thanh tre được chẻ mỏng phơi có hàng có lối, làm nguyên liệu đan cót. Anh Phan Văn Đức, cán bộ phòng Kinh tế thị xã Mường Lay dẫn chúng tôi đến các hộ gia đình và một đại lý mua cót. Chúng tôi ghé thăm gia đình anh Lò Văn Huynh một xã viên của tổ HTX Quang Vinh, làm nghề đan cót hơn 10 năm nay. Anh kể: \\"Gia đình có 8 người, đều là nông dân, nếu chỉ trông vào mấy sào lúa thì không đủ ăn. Nhờ có thu nhập từ nghề đan cót các con tôi được đi học, kinh tế gia đình cũng khá giả hơn. Mỗi ngày tôi đan được 2 - 3 tấm, mỗi tấm trừ chi phí thu lãi được 40 nghìn đồng. Những ngày thứ bẩy, chủ nhật cả nhà tập trung đan được hơn chục tấm\\". Trò chuyện với chúng tôi anh Huynh vẫn thoăn thoắt \\"long mốt, long đôi\\" trên lá cót. \\"Nghề này đơn giản chỉ cần con dao, cây tre, cây nứa là có thể hành nghề. Người giỏi trẻ nan, đan cót một ngày kiếm hơn trăm nghìn đồng đấy\\" nghe những lời tâm sự của anh, tôi cũng hiểu được phần nào vì sao nghề đan cót đã gắn bó với bà con nơi đây không thể thiếu.

Hướng tới một làng nghề

Tổ HTX Quang Vinh có 37 hộ, thì 35 hộ làm nghề đan cót, nguồn lao động dồi dào, nguyên liệu sẵn có. Các rừng tre, nứa cách nhà chỉ 3-4 km, bà con khai thác sau đó kết bè thả trôi sông về. Anh Đỗ Văn Vinh cũng chia sẻ: “Bà con thôn bản có một cái nghề, có nguyên liệu, có thị trường tiêu thụ, nhưng từ lâu vẫn chưa phát triển thành làng nghề. Chính vì vậy, mong muốn làm giàu bằng nghề đan cót là ước mơ của nhiều người dân nơi đây.

Ông Trần Văn Ngạn, Phó phòng Kinh tế T. X Mường Lay cho biết: “Cách thức của bà con còn nhỏ lẻ, manh mún, theo mùa vụ, mạnh ai nấy làm, và đặc biệt trong thời gian thực hiện Dự án tái định cư thủy điện Sơn La, một số hộ dân làm nghề đan cót ở rải rác một số địa bàn trên thị xã, đến nay vẫn chưa tập trung về một mối được.

Mong muốn để nghề đan cót ở Mường Lay nói chung và tổ HTX Quang Vinh nói riêng ngày càng phát triển, tạo công ăn việc làm cho bà con, tăng thu nhập, đề nghị chính quyền quan tâm quy hoạch đất trồng nguyên liệu; đồng thời người đan cót cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm thì mới đáp ứng thị trường.


                                                                                    Theo baodienbienphu.com.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
Thư viện nhạc
 Liên kết website
Thống kê truy cập
Thống kê: 979.614
Online: 48