\r\n 800x600\r\n\r\n\r\nNgày 07-11-2016, UBND tỉnh Điện Biên\r\nban hành Quyết định số 1416/QĐ-UBND phê duyệt Đề án\r\nphát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2020\r\n\r\n\r\n 0\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n\r\n /* Style Definitions */\r\n table.MsoTable\r\n \r\n
\r\n\r\n
Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là: Phát triển nguồn nhân lực theo\r\nhướng đáp ứng yêu cầu về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu hợp lý (lao\r\nđộng khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 58,7%; công nghiệp - xây dựng 15,6%;\r\ndịch vụ 25,7%). Huy động trẻ 0-2 tuổi ra lớp đạt trên 50%; trẻ 3-5 tuổi ra lớp\r\nđạt 98%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt trên 99,6%; dân số 6-10 tuổi học tiểu học đạt\r\n99,5%; dân số 11-14 tuổi học trung học cơ sở đạt 95%; huy động dân số 15-18\r\ntuổi học trung học phổ thông và tương đương đạt 70% trở lên. Tỷ lệ học sinh\r\nhoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 99%; tốt nghiệp trung học cơ sở đạt\r\ntrên 99,5%; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trên 97%. Trên 60% số trường mầm\r\nnon và phổ thông đạt chuẩn quốc gia; toàn\r\ntỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở\r\nmức độ 2; có 60% đơn vị hành chính cấp xã và 03 đơn vị hành chính cấp huyện đạt\r\nchuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mức độ 3. Duy trì và nâng\r\ncao các chỉ số về chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập\r\ngiáo dục tiểu học mức độ 2. Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 tuổi,\r\n4 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi năm đào tạo nghề\r\ncho khoảng 7.800-8.200 lao động; tạo việc làm mới cho trên 8.500 lao động/năm.\r\nNâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 58,6%. Đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện: 100% cán bộ, công chức\r\nđáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ\r\nlãnh đạo, quản lý. Hằng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến\r\nthức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% được bồi dưỡng cập nhật\r\nkiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ. Đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt\r\nđộng không chuyên trách ở cấp xã: 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ\r\nchuyên môn từ trung cấp trở lên; có 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn\r\nphù hợp với vị trí đảm nhiệm. Phấn đấu có trên 50% cán bộ, công chức cấp xã có\r\ntrình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Hằng năm, ít nhất 60% cán bộ,\r\ncông chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo\r\nđức công vụ. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập\r\nnhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian\r\n02 năm. Đối với viên chức: Có 60% viên chức trở lên được bồi dưỡng theo\r\ntiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; có 70% viên chức trở lên giữ chức vụ quản lý\r\nđược bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm. Hằng năm, ít nhất\r\n60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến\r\nthức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành. Nâng\r\ncao thể chất nguồn nhân lực: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (cân\r\nnặng/tuổi) còn 10% vào năm 2020; tuổi thọ trung bình người dân đạt 75 tuổi.
\r\n\r\n
Đồng thời, UBND tỉnh xác định 7 nhiệm vụ\r\ntrong tâm là: Nâng\r\ncao nhận thức về vai trò của phát triển nhân lực đối với sự phát triển bền vững;\r\nchú trọng nâng\r\ncao chất lượng trình độ học vấn, chuyên môn của nhân lực; nâng cao chất lượng, mở rộng quy\r\nmô đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn\r\ntỉnh; xây dựng, hoàn thiện\r\nhệ thống chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; mở rộng,\r\ntăng cường phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực; nâng cao trách nhiệm của\r\ndoanh nghiệp và người lao động trong việc tự đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;\r\ncải thiện và nâng cao chất lượng dân số;\r\ntiếp tục tăng cường huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển nhân lực. Và đưa\r\nra 9 giải pháp cụ thể: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản\r\nlý của chính quyền các cấp đối với phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân\r\nlực; tăng cường quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực; đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục, đào tạo, đào tạo\r\nnghề; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách; tổ chức điều tra, khảo sát\r\nthực trạng nguồn nhân lực; tăng cường và nâng cao thể lực cho nguồn nhân lực; tăng cường đầu tư ngân sách và đổi mới cơ chế chính sách\r\ncho phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân\r\nlực; cải thiện và tăng cường thông tin về xu hướng nghề nghiệp, thị trường lao\r\nđộng, nhu cầu nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp, các ngành kinh tế - xã\r\nhội trong tỉnh và của quốc gia. Mở rộng hợp tá quốc tế về phát triển nhân lực\r\nchất lượng cao.
\r\n\r\nNguồn kinh phí thực\r\nhiện Đề án từ nguồn vốn ngân sách chi thường xuyên của tỉnh cho phát triển nhân\r\nlực (thuộc các lĩnh vực giáo dục và đào tạo; dạy nghề; y tế...); nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa\r\nphương chi đầu tư phát triển cho phát triển nhân lực (thuộc các lĩnh vực giáo\r\ndục và đào tạo, dạy nghề, y tế...) và nguồn\r\nvốn xã hội hóa đầu tư cho phát triển nhân lực, kinh phí của các tổ chức, cá\r\nnhân tự chi trả để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Căn cứ khả năng huy động vốn thực hiện Đề án trong\r\ngiai đoạn 2011-2015 và dự kiến kế hoạch vốn đầu tư công trong giai đoạn\r\n2016-2020, dự báo khả năng huy động vốn cho phát triển nhân lực giai đoạn\r\n2016-2020 là 14.337\r\ntỷ đồng./.