Sau \r\nnhiều năm tái định cư, người dân TX. Mường Lay đã lựa chọn cho mình \r\nngành nghề, công việc phù hợp để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế \r\ngia đình. Nhưng trên con đường làm giàu vẫn luôn có nhiều khó khăn, trắc\r\n trở. Khi ấy không chỉ cần sự động viên, tinh thần dám nghĩ dám làm mà \r\nquan trọng không thể thiếu là đồng vốn để tiếp tục theo đuổi việc mình \r\ntâm huyết. Đó cũng là câu chuyện của nhiều người dân Mường Lay khi được \r\n“tiếp sức” từ Quỹ Quốc gia về việc làm
Vợ\r\n chồng chị Khoàng Thị Toán, bản Đán, phường Na Lay còn khá trẻ. Sau khi \r\ntái định cư, dựng được nhà ở kiên cố, anh chị chăm chỉ làm đủ mọi việc \r\ntích góp cho gia đình, nuôi nấng con cái ăn học. Để “sang trang” cho \r\ncuộc sống vất vả của mình, tháng 8/2016, vợ chồng chị Toán dồn hết vốn \r\nliếng đầu tư nuôi 50 con lợn tại nhà và mượn đất trống cách xa khu dân \r\ncư xây dựng trang trại nuôi hơn 100 con lợn thịt, 50 con dê. Anh chị \r\ntính toán vào thời điểm ấy lợn đang được giá, khi xuất bán hết lứa lợn, \r\nanh chị cũng thu được một khoản kha khá để tiếp tục mở rộng quy mô chăn \r\nnuôi. Vì gia đình không đủ nhân lực, vợ chồng chị Toán thuê thêm 3 nhân \r\ncông chăm sóc, trông coi trang trại với mức tiền công 3 triệu \r\nđồng/người/tháng kèm nuôi ăn, ở. “Người tính không bằng trời tính”, hơn 1\r\n tháng trước, lợn đến kỳ xuất chuồng thì mất giá kỷ lục. Số tiền bán lợn\r\n không bù được chi phí chăn nuôi, anh chị mang nợ khắp nơi. Chán nản, \r\nchị Toán có ý định bỏ cuộc nhưng đã “đâm lao thì phải theo lao”, chồng \r\nchị động viên nuôi thêm lứa mới để gỡ gạc số vốn đã bỏ ra. Anh chị may \r\nmắn liên hệ được với trang trại bán lợn giống đồng ý cho mua nợ nhưng \r\nlại không xoay sở được tiền mua thức ăn chăn nuôi. Lúc này chị Toán được\r\n Hội Liên hiệp Phụ nữ phường tạo điều kiện nhận ủy thác giúp vay vốn \r\nNgân hàng Chính sách Xã hội từ nguồn Quỹ Quốc gia về việc làm. Chị Toán \r\nchia sẻ: “Gặp khó khăn, gia đình tôi cũng hỏi vay vốn bên ngoài nhưng \r\nlãi suất cao nên định không đầu tư lứa lợn mới nữa, nhưng may mắn vay \r\nđược 50 triệu đồng với lãi suất 0,55%/tháng của Quỹ Quốc gia về việc \r\nlàm, thời gian trả nợ cũng dài nên cũng yên tâm hơn. Hiện đàn lợn mới \r\nhơn 150 con của gia đình chị Toán đang khỏe mạnh, phát triển tốt, là \r\nniềm hy vọng giúp chị thoát khỏi nợ nần, tăng thu nhập, nâng cao chất \r\nlượng cuộc sống.
Khác\r\n với hoàn cảnh nhà chị Toán, nhiều năm liền gia đình chị Hoàng Thị Hằng \r\nmở quán ăn làm kế sinh nhai trên địa bàn xã Lay Nưa. Để thuận lợi hơn \r\ntrong kinh doanh, anh chị đầu tư xây dựng Nhà hàng Ẩm thực dân tộc Băng \r\nBăng, với quy mô tối đa khoảng 80 mâm tại khu trung tâm phường Na Lay. \r\nNhà hàng đi vào hoạt động từ tháng 12/2015. Do đã dồn hết tiền vào xây \r\ndựng nên sau khi khai trương, nhà hàng gia đình chị Hằng gặp khó khăn về\r\n kinh tế để duy trì hoạt động. Chị Hằng kể lại: “Khi mới mở cửa, nhà \r\nhàng vẫn còn thiếu thốn nhiều thứ, gia đình tôi cũng chưa có vốn đầu tư \r\ndụng cụ nấu ăn đầy đủ, xứng tầm. Nhiều khi có khách đặt số lượng mâm lớn\r\n phải xoay sở vay thêm tiền để nhập thực phẩm”. Biết được nguồn Quỹ Quốc\r\n gia về việc làm, chị Hằng tìm hiểu, đề xuất vay vốn mở rộng kinh doanh \r\nđược thị xã chấp thuận, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội TX. \r\nMường Lay giải ngân cho vay 200 triệu đồng vào tháng 9/2016. Số tiền này\r\n được gia đình chị dùng để nâng cấp, mua sắm dụng cụ bếp núc, góp phần \r\nnâng cao chất lượng phục vụ, thu hút khách đến với nhà hàng. Giờ đây, \r\nNhà hàng Ẩm thực Băng Băng đang hoạt động tốt, trung bình mỗi tháng phục\r\n vụ 100 mâm thực khách, tổng thu khoảng 70 - 80 triệu đồng, tạo việc làm\r\n thường xuyên cho 3 lao động tại địa bàn (3 triệu đồng/tháng) và 4 - 5 \r\nlao động thời vụ khi đông khách với mức trả công 150.000 - 200.000 \r\nđồng/người/ngày.
Không\r\n chỉ gia đình chị Toán hay chị Hằng mà tại địa bàn TX. Mường Lay hiện có\r\n hơn 200 khách hàng được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm với số dư \r\nnợ gần 7,9 tỷ đồng. Ông Trần Trung Kiên, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch \r\nNgân hàng Chính sách Xã hội TX. Mường Lay, đánh giá: Đa phần khách hàng \r\nđược vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm tại thị xã đều sử dụng nguồn vốn \r\nđúng mục đích và hiệu quả. Số đối tượng khách hàng vay trực tiếp, mục \r\nđích mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh tuy không nhiều nhưng có đóng \r\ngóp tích cực trong giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa \r\nphương. Về phía người lao động, vay qua đơn vị ủy thác tại phường, xã, \r\nphần lớn sử dụng tiền vào đầu tư con giống chăn nuôi. Từ nguồn vốn vay, \r\nnhiều hộ dân đã có hướng đi trong phát triển kinh tế, ổn định và nâng \r\ncao chất lượng cuộc sống./.