Chương\r\n trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 đã \r\nđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày \r\n16-6-2017 với tổng mức vốn đầu tư khoảng 59.600 tỷ đồng
Số\r\n vốn nêu trên sẽ được sử dụng để đầu tư bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng \r\nsinh học các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng, bảo tồn voi \r\nvà một số loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt \r\nchủng; phát triển giống cây lâm nghiệp; trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, \r\nsản xuất; trồng cây phân tán, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và phát\r\n triển lâm sản ngoài gỗ; đầu tư xây dựng ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam 01 \r\nkhu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tiếp thị lâm sản; hỗ trợ đầu tư\r\n chế biến gỗ rừng trồng cho các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh có huyện nghèo.
Một\r\n số giải pháp được nêu tại Đề án này bao gồm: Quy hoạch, bố trí hợp lý \r\ncác nhà máy theo các vùng, ưu tiên xây dựng các nhà máy chế biến gỗ ở \r\nmiền núi có đủ nguyên liệu để góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người \r\ndân; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang\r\n mục đích khác, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về đất đai và việc mua bán \r\nđất lâm nghiệp trái pháp luật; đẩy mạnh giao, cho thuê rừng, đảm bảo tất\r\n cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể; khuyến khích hình thành hiệp \r\nhội ngành hàng, chuyển giao một số chức năng dịch vụ công của Nhà nước \r\ncho các hiệp hội.
Đề\r\n án đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm \r\nnghiệp đạt từ 5,5%-6%; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%, năng suất\r\n rừng trồng bình quân đạt 20m3/ha/năm; giá trị xuất khẩu đồ \r\ngỗ và lâm sản đạt từ 8-8,5 tỷ USD; duy trì ổn định 25 triệu việc làm, \r\ntăng thu nhập và góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho \r\nngười làm nghề rừng./.