Như\r\n đã hẹn và trao đổi qua điện thoại từ trước, khi vừa đến “cửa ngõ” thị \r\nxã Mường Lay, chị Lò Thị Hiền, Trưởng nhóm sản xuất bánh khẩu xén theo \r\nchuỗi, bản Ho Cang, xã Lay Nưa (thị xã Mường Lay) dẫn chúng tôi đi thăm \r\ncác gia đình làm bánh trong bản. Rảo bước nhanh về phía khu phố nhà sàn,\r\n chúng tôi bắt đầu nghe thấy những âm thanh thậm thình của tiếng chày \r\ngiã bánh vọng ra từ những ngôi nhà sàn xinh xắn, xen lẫn tiếng cười nói \r\nrộn ràng… Dường như, ở thị xã Mường Lay mùa này mọi gia đình người Thái \r\nđều làm bánh khẩu xén; đặc biệt các thành viên trong gia đình đều tham \r\ngia, người lớn thì đãi gạo, đồ xôi, giã bánh; người già, trẻ nhỏ sấp \r\nbánh đem phơi, mỗi người một việc. Thấy tôi ngỡ ngàng trước khung cảnh \r\nnhộn nhịp này, chị Lò Thị Hiền giải thích: Từ xa xưa cứ mỗi dịp tết đến \r\nlà mọi nhà lại làm bánh khẩu xén để ăn tết và làm quà biếu người thân; \r\nngoài ra bánh khẩu xén còn là nguồn lương thực dự phòng khi đến ngày \r\ngiáp hạt. Từ đó, rồi dần dần bánh khẩu xén được hiện diện trong các dịp \r\nlễ hội. Khi cuộc sống ngày càng sung túc nhưng người dân nơi đây vẫn giữ\r\n gìn nghề làm bánh khẩu xén như để nhớ về cội nguồn. Tuy nhiên, vài năm \r\ntrở lại đây, bánh khẩu xén được nhiều người biết đến hơn và coi như một \r\nmón ẩm thực đặc sản mà chỉ người Mường Lay làm mới ngon. Tiếng lành đồn \r\nxa, bánh khẩu xén ở đây ngày càng có nhiều người mua và đặt hàng với số \r\nlượng lớn, không chỉ khách trên địa bàn tỉnh mà cả một số thành phố lớn,\r\n như: Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế, thời \r\nđiểm này nhà nào cũng tất bật để kịp cho ra lò những mẻ bánh theo đơn \r\nđặt hàng của khách. Hiện tại, nhóm của chị Hiền có 10 thành viên, bình \r\nquân mỗi ngày làm từ 80 – 100kg gạo, vậy mà có ngày vẫn không đủ cung \r\ncấp cho khách hàng.
Khi\r\n được hỏi sự ra đời bánh khẩu xén của dân tộc mình, chị Hiền tự hào và \r\nhài hước nói: “Chả biết bánh xén có từ bao giờ, nhưng chắc cũng chỉ… \r\n“mới” có như điệu xòe của người con gái Thái thôi!”. Thấy chúng tôi băn \r\nkhoăn trước màu sắc bắt mắt của những chiếc bánh, chị Khoàng Thị Chái, \r\nthành viên nhóm sản xuất bánh theo chuỗi giải thích: Bánh có màu đỏ là \r\ndo trộn với gấc, màu tím trộn với lá cơm nếp, màu xanh được trộn với \r\nnước cốt lá dứa… Hương vị khẩu xén cũng có nhiều loại, vị ngọt cho trẻ \r\nem, vị mặn cho phụ nữ và người già; có cả bánh nhạt để chấm tương ớt \r\ndành cho đàn ông nhắm rượu.
Được\r\n biết, hoạt động sản xuất bánh khẩu xén có quy mô và rộn ràng hơn kể từ \r\nđầu tháng 9/2016, khi Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Mường Lay trực tiếp \r\nhướng dẫn các chị em trong bản xây dựng mô hình “Nhóm sản xuất bánh khẩu\r\n xén” theo hình thức liên kết sản xuất, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của \r\nChi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản; các nhóm và gia đình \r\nlàm bánh đều được tham gia lớp tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, \r\nđồng thời được hỗ trợ tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nói\r\n về chất lượng, sự phát triển mang tính bền vững của món ẩm thực cổ \r\ntruyền này, chị Nguyễn Thị Hồng Gấm, Trưởng phòng Quản lý chất lượng \r\nnông - lâm và thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho \r\nbiết: “Bánh khẩu xén sản xuất theo chuỗi ở thị xã Mường Lay được công \r\nnhận là thực phẩm sạch từ tháng 2/2017. Thời gian tới, chúng tôi sẽ kết \r\nhợp với đơn vị chức năng định hướng cho bà con thành lập hợp tác xã để \r\nthuận lợi hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; vừa giữ được \r\nnghề vừa phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con.
Đến\r\n thị xã Mường Lay vào những ngày này, trên khắp bản làng, lối xóm đều \r\nrộn ràng tiếng chày giã bánh khẩu xén, xen lẫn tiếng cười nói vui tươi \r\nnhư báo hiệu cuộc sống no đủ ấm êm trên vùng đất sơn thủy hữu tình này./.