Dân tộc Thái là một trong những\r\ndân tộc vốn có nền dân vũ khá phong phú. Một trong những điệu múa phổ biến nhất\r\ncủa dân tộc này là những điệu xòe duyên dáng, dịu dàng làm say mê ngây ngất\r\nlòng người. Từ trước tới nay, múa xòe hay xòe luôn giữ một vai trò quan\r\ntrọng trong đời sống văn hóa và đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu\r\ntrong những dịp lễ Tết, cúng bản, cúng mường của người Thái Điện Biên
Xòe có từ bao giờ, chưa ai có thể khẳng định được. Chỉ biết rằng\r\nkhi người Thái sinh ra đã thấy xòe, khi con trai biết thổi pí, con gái biết\r\nthêu khăn đã say sưa điệu xòe. Vì thế từ lâu người Thái đã có câu:
\r\n\r\n
Không xòe, không vui
\r\n\r\n
Không xòe, cây lúa không\r\ntrổ bông
\r\n\r\n
Không xòe, cây ngô không\r\nra bắp
\r\n\r\n
Không xòe, trai gái không thành đôi
\r\n\r\n
Xòe có thể phân chia ra làm hai hình thức chính đó là xòe vòng và\r\nxòe biểu diễu.Xòe vòng là hình thức múa tập thể sơ khai nhất, là nét sinh hoạt\r\nvui chơi của người Thái xưa và nay. Múa xòe phổ cập ở mọi lứa tuổi: trẻ già,\r\ntrai gái ai cũng biết xòe và ai cũng thích xòe. Đây là một điệu múa, một hình\r\nthức nghệ thuật và cũng là một tục lệ. Xòe vòng được xuất hiện trong các nghi\r\nlễ mừng xuân, được mùa, lên nhà mới, cưới xin... và ngay cả trong các cuộc liên\r\nhoan trên nhà sàn, quanh đống lửa. Khi rượu đã ngà ngà, tiếng chiêng trống nổi\r\nlên thúc giục, không ai bảo ai mọi người cùng nắm tay nhau say sưa trong nhịp\r\nbước xòe vòng. Ngày Tết, dân xòe rất đông, địa điểm tổ chức trên bãi đất\r\nrộng, vào ban đêm thì tâm điểm vòng xòe thường là đống lửa to đang bừng cháy.\r\nDân bản nắm tay nhau thành vòng tròn múa quanh đống lửa theo nhịp chiêng trống.
\r\n\r\n
Động tác xòe vòng gồm có kiểu: “xé khen vung” nghĩa là xòe tay\r\ncao, “xé khen tàn” nghĩa là xòe tay thấp, “xé hạng eo” xòe tay ở ngang thắt\r\nlưng. Sở dĩ phân chia như vây bởi xòe không chỉ có sức hút với nam nữ thanh\r\nniên Thái yêu thích xòe mà các cụ già cũng hào hứng tham gia. Mỗi động tác lại\r\nphù hợp với một lứa tuổi, với từng không khí cũng như tiết tấu âm nhạc. Xòe tay\r\nthấp là động tác xòe có thể nói là đơn giản nhất, ai ai cùng có thể tham gia từ\r\ntrẻ em đến thanh niên hay người già, động tác thường được bà con dân tộc Thái\r\nmúa ngay khi có tiếng trống, tiếng chiêng đầu tiên cất lên. Khi tiếng trống đã\r\ndồn dập hơn, rượu đã ngà ngà say họ chuyển sang xòe tay cao hay còn gọi là xòe\r\nchọi gà. Họ nắm tay nhau đưa lên ngang đầu rồi lại đưa xuống thấp, một chân\r\nbước, một chân ký, động tác mạnh mẽ, dứt khoát, vui vẻ. Khi đã thấm mệt, họ\r\nnhường vòng xòe cho người cao tuổi, các cụ già chỉ múa những động tác nhẹ nhàng\r\nđó chính là xòe hai tay ngang eo.
\r\n\r\n
Xòe biểu diễn là hình thức xòe phát triển vào những năm 1940 và do\r\ngái xòe biểu diễn. Tiến trình phát triển của xòe biểu diễn có thể chia làm hai\r\ngiai đoạn. Giai đoạn đầu, xòe biểu diễn tiếp thu hầu hết những điệu múa lễ thức\r\ncủa “Kin Pang Then” có biến đổi phù hợp với yêu cầu và đặc trưng của nghệ thuật\r\ntrình diễn. Có thể kể tên một số điệu như: Nhụm hơn, Khóa hô, Quát bó héo… sau\r\nđó, các nghệ nhân trong quá trình sáng tác và dàn dựng đã sử dụng những đồ dùng\r\nsinh hoạt hàng ngày, những công cụ lao động làm đạo cụ như nón, khăn, ống nứa…\r\ndo đó có múa nón, múa khăn với những động tác đơn giản, di chuyển đội hình\r\nkhông nhiều. Giai đoạn sau, do tác động từ những biến đổi sâu sắc của đời sống\r\nkinh tế, chính trị, văn hóa người Thái, múa xòe có bước phát triển mới. Từng\r\nxã, từng thôn bản thành lập đội xòe, vốn múa cổ truyền của dân tộc Thái được\r\nkhai thác và phát huy triệt để, phong trào múa phát triển mạnh. Cùng với yêu\r\ncầu động viên các dân tộc chống giặc ngoại xâm, xòe biểu diễn của dân tộc Thái\r\nđã mang thêm tính thời đại và được biết đến rộng rãi. Theo thời gian, xòe biểu\r\ndiễn đã dần được chuyên nghiệp hóa nhưng phổ biến vẫn là bước đi lướt nhanh,\r\nnhỏ, là đường nhấn nhá, lượn vòng, là động tác vung tay, vung khăn, quả nhạc,\r\nquạt, nón trong phạm vi hẹp quanh người. Nhún nhẩy là một nét nổi bật, quán\r\nxuyến trong toàn bộ nghệ thuật xòe. Có thể nói rằng toàn bộ xòe Thái là hoạt\r\nđộng liên tục và nhuần nhuyễn của những đường nét nhỏ, tế nhị, tinh tế.
\r\n\r\n
Nhạc cụ sử dụng trong xòe Thái chủ yếu là tính tẩu, quả nhạc,\r\ntrống, chiêng. Ngày nay cùng với sự phát triển của nghệ thuật, xòe Thái đã tiếp\r\nthu và hòa mình cùng với bản nhạc hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.
\r\n\r\n
Xòe giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người\r\nThái, ở nơi đâu, trong bất kỳ không gian, hoàn cảnh nào ta cũng dễ dàng bắt gặp\r\nngười dân đang xòe: trong không gian linh thiêng của của lễ “Then Kin Pang”,\r\nxên bản, xên mường; trong không vui vẻ ấm của tết đến xuân về; trong niềm vui,\r\nđoàn kết của gia chủ trong lễ mừng lên nhà mới… Ở những vòng xòe ấy, người ta\r\nkhông phân biệt người già hay người trẻ, là nam hay nữ, là người giàu hay người\r\nnghèo chỉ vang tiếng cười và tiếng trống. Chính vòng xòe đã làm cho mối quan hệ\r\nlàng bản, quan hệ người với người gắn bó hơn, đoàn kết hơn.
\r\n\r\n
Hiện nay, xòe trở nên phổ biến không chỉ ở các tỉnh Tây Bắc mà còn\r\ntrên khắp đất nước Việt Nam. Thông qua vòng xòe, dân bản địa, du khách quốc tế\r\nđược gắn kết vởi nhau bằng chỉ nụ cười và cái nắm tay thật chặt và từ đó, xòe\r\nđã trở thành sản phẩm du lịch góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
\r\n\r\n
Với giá trị nghệ thuật và nhân văn, xòe Thái chính là tiềm năng\r\ndồi dào cho nghệ thuật múa dân gian khai thác và phát triển, được biên soạn và\r\nđưa vào giảng dạy tại các trường múa chuyên nghiệp. Môi trường văn hoá đó đã\r\ntạo ra mảnh đất màu mỡ để nghệ thuật múa dân gian Thái từ chỗ không chuyên trở\r\nthành chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản theo một hệ thống chuyên sâu khoa\r\nhọc.
\r\n\r\n
Như vây, có thể nói xòe mang trong mình bản sắc văn hóa Thái, đang\r\ntồn tại và phát triển cùng với nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập. Để\r\ntránh nguy cơ mai một, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để bảo tồn và phát\r\nhuy được giá trị của xòe Thái đúng như Nghị quyết Trung ương V, khóa VIII đề ra\r\n“… xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…”.
\r\n\r\n
Theo svhttdldienbien.gov.vn