\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n\r\n
\r\n\r\n
Theo\r\nđó, mục tiêu của Đề án nhằm cụ thể hóa Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05-4-2016\r\ncủa Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy\r\nđịnh thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông\r\nthôn mới. Đến năm 2020, có 30% số huyện được lập quy hoạch xây dựng vùng huyện\r\n(ưu tiên các huyện có mức độ đô thị hóa cao). Xác định các định hướng của một\r\nsố ngành và lĩnh vực trong quá trình xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ quá\r\ntrình tái cơ cấu nông nghiệp và phục vụ dân sinh gắn với các vùng sản xuất hàng\r\nhoá lớn trên địa bàn huyện và từng tiểu vùng trong huyện, làm tiền đề cho việc\r\nphát triển đô thị trên địa bàn huyện. Xác định hướng phát triển, nguyên tắc áp\r\ndụng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho các khu chức năng, cơ sở hạ tầng nông\r\nthôn tại các huyện có tốc độ đô thị hoá cao (thuộc các đô thị lớn) để vừa đảm\r\nbảo yêu cầu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020, đồng thời hạn chế\r\nđầu tư lãng phí hoặc gây bất cập cho quá trình phát triển đô thị.
\r\n\r\n
Một trong các định hướng theo ngành\r\nvà lĩnh vực là xây dựng các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn\r\nhuyện. Cụ thể, hình thành các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất cấp huyện gắn\r\nvới các thị trấn, trung tâm cụm xã, các cụm công nghiệp và các thị tứ (hiện có\r\nhoặc dự kiến hình thành trên địa bàn huyện) gắn kết thuận lợi với hệ thống hạ\r\ntầng khung, đảm bảo phục vụ cho tiểu vùng trong huyện nhằm phát triển nông\r\nnghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, gắn với vùng sản xuất nông nghiệp hàng\r\nhóa lớn trong tiểu vùng.
\r\n\r\n
Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản\r\nxuất cấp huyện gồm các chức năng: sản xuất công nghiệp (chủ yếu là chế tạo nông\r\ncụ, công nghiệp chế biến gắn với các vùng sản xuất chuyên canh); về thương mại\r\n(chuyên doanh bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, chế biến bảo quản, kho\r\nbãi); về dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển các lĩnh vực\r\n(khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng), dịch vụ thị trường\r\n(phân tích, dự báo thị trường; thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; quản\r\nlý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng; bảo hiểm rủi ro, phòng chống\r\nthiên tai; bảo vệ môi trường) và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống (giáo dục, y\r\ntế, văn hoá, thể thao). Đối với khu vực nông thôn trong các đô thị lớn có tốc\r\nđộ đô thị hoá cao, cần bổ sung thêm một số chức năng khác như nghiên cứu,\r\nchuyển giao ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; khai thác du lịch, thương mại\r\nkết hợp sản xuất nông nghiệp.
\r\n\r\n
Phát triển các điểm dân cư tập trung\r\ntrên địa bàn xã, trong đó, đối với khu vực nông thôn ngoài đô thị cần xác định\r\ncác điểm dân cư có tiềm năng phát triển để tập trung đầu tư, xây dựng nhằm đáp\r\nứng nhu cầu bố trí dân cư mới phát triển hàng năm trên địa bàn xã. Định hướng\r\ntổ chức không gian các điểm dân cư tập trung theo vùng: Đồng bằng sông Hồng,\r\nTrung du, Đồng bằng vùng Duyên hải Miền Trung và địa hình núi thấp thuộc vùng Trung\r\ndu miền núi phía Bắc, vùng Đông Nam Bộ điểm dân cư tập trung được tổ chức trên\r\ncơ sở các thôn, xóm, bản; vùng Tây Nguyên, khu vực địa hình núi cao thuộc vùng\r\nTrung du miền núi phía Bắc, khu vực miền núi vùng Duyên hải Miền Trung được tổ\r\nchức theo mô hình cụm thôn, bản; vùng Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức trên\r\ncơ sở thôn, ấp, tuyến dân cư, là sự kết hợp giữa dân cư hiện có theo tuyến và\r\ndân cư mới phát triển tập trung.
\r\n\r\n
Đối với khu vực nông thôn trong đô\r\nthị cần phải có các giải pháp tiết kiệm đất xây dựng (có thể xây dựng nhà 2 - 3\r\ntầng). Tiến hành chỉnh trang, cải tạo các điểm dân cư hiện có, mở rộng và xây\r\ndựng khu dân cư theo hướng đô thị hóa nông thôn, đặc biệt chú trọng vào cải\r\ntạo, mở rộng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cấp\r\nthoát nước... ngay trong điểm dân cư hiện có.
\r\n\r\n
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung\r\nương lựa chọn 01 huyện để triển khai thí điểm các định hướng và giải pháp\r\nxác định trong Đề án với một số tiêu chí: Gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập\r\ntrung; có tỷ lệ đô thị hoá trên địa bàn huyện cao so với các huyện trong toàn\r\ntỉnh; cơ bản hoàn thành quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; có kế hoạch xây\r\ndựng huyện nông thôn mới trong giai đoạn 2017-2020.
\r\n\r\n
Ban Chỉ đạo Trung ương các chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia lựa chọn 08 địa phương triển khai thí điểm gồm: Lào\r\nCai, Bắc Giang, Nghệ An, Ninh Thuận lựa chọn các huyện nằm ngoài khu vực đô\r\nthị; Hà Nội, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu lựa chọn các huyện nằm trong đô\r\nthị và các huyện có kế hoạch trở thành đô thị năm 2020. Ủy ban nhân dân các\r\ntỉnh còn lại lựa chọn 01 huyện đáp ứng tiêu chí lựa chọn huyện thí điểm để triển\r\nkhai trong giai đoạn 2017-2020.
\r\n\r\n
Năm 2017 tiến hành rà soát bổ sung\r\ncác quy hoạch xây dựng (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, quy hoạch xây dựng\r\nvùng huyện), quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực liên quan đến xây dựng điểm\r\ntrung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện. Lập quy hoạch xây dựng\r\nvùng huyện các huyện được lựa chọn thí điểm. Lập quy hoạch chi tiết xây dựng\r\ncác điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện.
\r\n\r\n
Giai đoạn 2018-2020, thực hiện đầu\r\ntư xây dựng các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện. Tổ\r\nchức tổng kết, đánh giá và nhân rộng ra các địa phương giai đoạn sau 2020./.
\r\n\r\n