Chúng tôi tới Mường Lay vào trung tuần tháng 7 để hoàn tất tư liệu\r\nlàm hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Xòe Thái là di sản\r\ntiêu biểu quốc gia, trong khi điền dã để tiếp xúc các nghệ nhân, chúng tôi đã\r\nthật sự xúc động khi tới thăm mô hình chi hội người cao tuổi đang từng ngày hết\r\nmình bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian
Giới thiệu với chúng tôi, cán bộ phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Mường Lay\r\nnói: “Đây là chi hội người cao tuổi phường Na Lay, các ông bà đều thích múa hát\r\nvà hàng ngày tự lập luyện với nhau…”. Được thành lập vào ngày 19\r\ntháng 3 năm 2012. Chi hội gồm 16 thành viên, và giống như chi hội người cao\r\ntuổi khác, thành viên của đội đều là những người cao tuổi, trung\r\nbình từ 55 đến 73 tuổi. Điểm khác biệt với chi hội cao tuổi khác đó là hoạt\r\nđộng tập luyện những tiết mục ca, múa hát, nhạc cụ dân tộc…
\r\n\r\n
Để có những tiết mục múa hát, các cụ đã tự góp một phần lương bổng\r\nhoặc chút tiền tiết kiệm của mình để mua cây đàn tính tẩu, mua trang phục biểu\r\ndiễn, sắm đạo cụ múa… rồi hàng ngày, các thành viên tập trung tại nhà trưởng\r\nbản Na Lát cùng nhau tập múa, tập hát, người đánh tính tẩu, người biên đạo,\r\nngười ca, người múa. Thấy các cụ say mê, chúng tôi cảm thấy ở mỗi người hình\r\nnhư không có sự mỏi mệt, lo lắng của tuổi già, không có sự bon chen của xã hội,\r\nở đây chỉ có tiếng cười và tiếng hát.
\r\n\r\n
Tâm sự với chúng tôi, ông Vàng Văn Tặn - Đội trưởng nguyên là cán\r\nbộ Viện Kiểm soát thị xã Mường Lay nói “chúng tôi chỉ có một nguyện vọng là làm\r\nthế nào để khơi dậy những tiết mục múa dân gian, nhạc cụ truyền thống để giới\r\nthiệu và truyền dạy cho con cháu sau này…” nói rồi ông giới thiệu với chúng tôi\r\nmột số tiết mục múa hát mà chi hội đã được biểu diễn ở một số hoạt động của\r\nphường và thị xã: những tiết mục múa nón, múa khăn, múa quả nhạc, hát dân ca\r\nThái… Nhìn các cụ, mặc dù đã ở tuổi cao nhưng những bước chân bước đi lướt\r\nnhanh, lượn vòng nhịp nhàng theo nhịp tính tẩu, mồ hôi lấm tấm trên từng khuân\r\nmặt vậy mà các cụ vẫn hào hứng nói “đội văn nghệ vẫn còn mấy tiết mục múa nữa\r\ncơ nhưng không biết cô, chú đến nên không mang đạo cụ rồi…”. Chúng tôi những\r\nngười làm văn hóa chỉ biết thầm cảm ơn các cụ.
\r\n\r\n
Không chỉ tập luyện và biểu diễn cho bà con dân bản, phường xem\r\nkhi có hội hè, Chi hội người cao tuổi phường Na Lay còn tổ chức truyền dạy cho\r\ncác cháu thiếu niên, nhi đồng những câu hát, điệu múa, vòng xòe của dân tộc\r\nThái. Nhìn các em nhỏ thích thú với những cây đàn tính tẩu, những đôi tay nhỏ\r\nbé cầm quả nhạc múa theo… mới thấy hành động của chi hội thật ý nghĩa. Những\r\nlời ca, điệu múa này không chỉ làm sống dậy bản sắc của văn hóa Thái một thời\r\nlà cái nôi của những điệu xòe ngây ngất lòng người mà từ đây, các em\r\nnhỏ sẽ yêu văn hóa dân tộc mình hơn, sẽ là người tiếp nối giữ gìn và phát huy\r\nbản sắc dân tộc mình.
\r\n\r\n
Chia tay chi hội sau khi tham gia vòng xòe cùng các cụ, chúng tôi\r\ntin tưởng rằng cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn văn hóa\r\ndân tộc và những hành động thiết thực như Chi hội người cao tuổi phường Na Lay\r\nthì những lời ca, tiếng hát ấy chắc chắn sẽ trường tồn từ thế hệ này sang thế\r\nhệ khác.
Theo svhttdldienbien.gov.vn